Từ nguyên Quần xã sinh học

  • Thuật ngữ "quần xã" được dịch từ tiếng Anh là "community" (biology) hoặc "biocenose",[9] cũng như nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Ý (comunità), tiếng Pháp (comunité) v.v còn có thể dịch là cộng đồng sinh học, hoặc cộng đồng sinh thái học. Trong hầu hết các tài liệu ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ này đã được dùng thống nhất là "quần xã sinh vật", gọi tắt là "quần xã".[7][8][10][11]
  • Thuật ngữ community được cho là do Frederic Edward Clements (1874 – 1945) nhà Sinh thái học thực vật người Mỹ đề xuất. Sau đó, thuật ngữ được phát triển và bổ sung nhờ nhà Sinh thái học người Mỹ là Henry Allan Gleason (1882–1975) dùng để chỉ một nhóm tương tác của các loài khác nhau ở một địa điểm chung tạo nên hệ sinh thái.[6] với nội hàm chung như trên.[12]
  • Thuật ngữ biocenose do Karl Möbius đưa ra vào năm 1877, mô tả tất cả các sinh vật tương tác sống cùng nhau trong một môi trường gọi là sinh cảnh (biotope).[9][13]

Đặc trưng của quần xã thể hiện qua hai phương diện chính: đặc trưng về thành phần loài và đặc trưng về phân bố trong không gian của quần xã.

Rừng thông Đà Lạt bao quanh hồ Tuyền LâmLâm Đồng (Việt Nam). Thông Đà Lạt là một loài đặc trưng cho những quần xã rừng ở Đà Lạt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần xã sinh học http://www.vast.ac.vn/en/about-vast/organization-c... https://www.britannica.com/science/community-biolo... https://www.homeworkmarket.com/files/chapter17-306... https://academic.oup.com/bioscience/article/48/3/1... https://academic.oup.com/bioscience/article/54/8/7... https://www.oxfordbibliographies.com/view/document... https://link.springer.com/article/10.1007/s12520-0... https://www.toursinvietnam.com/vietnam-travel-guid... https://glacier-bay-national-park.weebly.com/succe... https://esajournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/ab...